Đá mài - đá cắt

Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.
Bạn có biết ?

Đá mài đã không còn xa lạ với chúng ta, nó đã trở thành một phần quan trọng và được sử dụng khá phổ biến trong cả cuộc sống hàng ngày và quá trình sản xuất. Trên thị trường hiện nay cung cấp đa dạng các loại đá mài, mỗi loại đều mang những đặc điểm riêng. Hãy cùng Aiwa Việt Nam tìm hiểu về những loại đá mài phổ biến hiện nay nhé!

Đá mài là gì?

Đá mài là một công cụ được sử dụng cùng với các thiết bị cầm tay như máy mài, máy khoan,…Chúng thường có hình dạng tròn và có các kích cỡ khác nhau. Những loại đá mài tròn thường được sử dụng để mài mòn và làm phẳng mịn các bề mặt của vật liệu, tăng tính thẩm mỹ của sản phẩm. Ngoài ra, chúng cũng có thể được sử dụng để mài dao.

Đá mài
Đá mài

Cấu tạo của đá mài

Cấu tạo của đá mài bao gồm hai thành phần chính: hạt mài và chất kết dính. 

Hạt mài đóng vai trò chính trong việc mài mòn sản phẩm, chúng có thể được làm từ các vật liệu như kim cương, gốm, cao su… Hạt mài gồm có hạt mài tự nhiên và loại hạt mài nhân tạo. 

Chất kết dính trong đá mài có tác dụng liên kết các hạt mài lại với nhau. Chất kết dính này bao gồm các thành phần vô cơ như keramzit và các chất kết dính hữu cơ như cao su, bakelit… Chất kết dính sẽ ảnh hưởng đến độ cứng, độ bền của đá mài.

Cấu tạo của đá mài
Cấu tạo của đá mài

Nguyên lý hoạt động của đá mài

Khi máy mài hoạt động, các hạt mài tiếp xúc trực tiếp với bề mặt của vật liệu cần gia công, gây ra hiện tượng ma sát. Lực ma sát này không chỉ làm mài mòn bề mặt của vật liệu, mà còn khiến cho các hạt mài bị rơi ra khỏi bề mặt của đá mài, hình thành bụi mài. Do đó, khi sử dụng trong thời gian dài, đá mài sẽ bị mòn và không còn đủ sắc để có thể sử dụng.

Nguyên lý hoạt động của đá mài
Nguyên lý hoạt động của đá mài

Phân loại đá mài cầm tay

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại đá mài. Dưới đây là một số loại đá mài phổ biến:

1. Phân loại theo vật liệu

  • Đá mài thép: Loại đá mài này được tạo thành từ các hạt mài corindon với khả năng công phá mạnh mẽ. Loại đá này được sử dụng để mài thô và làm phẳng các bề mặt kim loại như gang, sắt, thép, inox…
  • Đá mài bê tông: Đá mài này có đa dạng kích thước và thường được dùng để mài bề mặt bê tông. Bên cạnh đó, nó cũng có khả năng mài các bề mặt kim loại như sắt,  thép, inox…
  • Đá mài hợp kim: Loại đá này được cấu tạo từ lớp hợp kim mỏng được gắn lên một đĩa thép. Đá mài hợp kim có khả năng mài mòn lớn, phù hợp để mài các loại thép cứng như thép sau nhiệt luyện, thép hợp kim được sử dụng trong ngành hàng không và sản xuất tàu vũ trụ, thép hợp kim dùng làm dao…
Đá mài thép cứng
Đá mài thép cứng

2. Phân loại theo kiểu mài

  • Đá mài bóng: Đây là loại đá mài khá phổ biến hiện nay, nó được sử dụng để làm bóng bề mặt sắt, inox, thép, gỗ, kính và bê tông… tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
  • Đá mài mịn: Đây là loại đá mài có bề mặt mịn, thường được sử dụng để loại bỏ vết bẩn, vết sơn cũ hoặc chuẩn bị bề mặt mịn cho các bước sơn và phủ vecni mới.
Đá mài bóng
Đá mài bóng

Phân loại theo đường kính

Các loại đá mài hình tròn thường được phân loại dựa trên đường kính của đĩa mài. Có các nhóm đá mài sau:

  • Đá mài 100 mm: Loại đá mài này được thiết kế sử dụng cho các máy có đường kính đĩa mài 100 mm. Chúng thường được sử dụng để mài mòn, tạo nhám và làm mịn bề mặt sản phẩm.
  • Đá mài 150 mm: Đá mài trong nhóm này sử dụng hạt mài A30R để tạo ra độ mài mòn cao. Đá mài 150 mm được sử dụng để đánh bóng và loại bỏ vết bẩn trên bề mặt với hiệu suất cao.
  • Đá mài 200 mm: Đây là loại đá mài thường được sử dụng để mài sắt thô.
  • Đá mài 3M: Loại đá mài cao cấp này được sản xuất từ hạt mài Cubitron II rất cứng. Chúng có độ sắc bén cao, khả năng chịu nhiệt tốt và rất bền.
Đá mài 150 mm
Đá mài 150 mm

Cách chọn đá mài phù hợp

Có nhiều loại đá mài cầm tay khác nhau, và để lựa chọn một loại phù hợp, bạn cần chú ý đến hai yếu tố quan trọng là độ hạt và độ kết dính của đá mài. 

1. Độ hạt của đá mài

Độ hạt cho chúng ta biết số lượng hạt mài trên một đơn vị diện tích đá mài.

  • Đá mài có độ hạt thấp có khả năng mài mòn không lớn. Loại đá mài này thích hợp cho công việc mài thô, không quan trọng về tính thẩm mỹ của sản phẩm.
  • Đá mài có độ hạt cao có khả năng mài mòn tốt và sắc bén, thích hợp cho mài tinh và khi thành phẩm cần độ thẩm mỹ cao.
Chọn đá mài theo độ hạt
Chọn đá mài theo độ hạt

2. Độ kết dính của đá mài

Độ kết dính đo lường mức độ liên kết giữa hạt mài và đá mài thông qua keo dính:

  • Đá mài có độ kết dính thấp thường được sử dụng để mài thép cứng hoặc mài các bề mặt lớn.
  • Đá mài có độ kết dính cao thường được sử dụng cho thép mềm, đá lâu năm…
Chọn đá mài phù hợp theo độ kết dính
Chọn đá mài phù hợp theo độ kết dính

Ngoài hai yếu tố trên, khi chọn đĩa mài, bạn cũng cần lưu ý đến 9 yếu tố sau:

  • Độ cứng của vật liệu phôi.
  • Lượng dư gia công khi mài.
  • Chất lượng bề mặt của sản phẩm.
  • Loại máy mài sử dụng.
  • Tốc độ mài và lượng ăn mài.
  • Diện tích bề mặt khi mài.
  • Tưới nguội khi mài.
  • Yêu cầu kỹ thuật sau gia công mài.
  • Cách sửa đá sau khi gia công mài.

Aiwa Việt Nam – Đơn vị cung cấp đá mài chất lượng

Đá mài là công cụ cần thiết và quan trọng trong ngành cơ khí, chế tạo sản phẩm giúp làm phẳng, làm mịn bề mặt vật liệu… mang đến sự tiện ích cho người dùng và chất lượng của sản phẩm.

Aiwa Việt Nam - Đơn vị cung cấp đá mài chất lượng
Aiwa Việt Nam – Đơn vị cung cấp đá mài chất lượng

Để mua được đá mài, máy mài chính hãng, bạn hãy chọn đơn vị cung cấp uy tín và sản phẩm có thương hiệu, xuất xứ rõ ràng đầy đủ giấy tờ.

Bên cạnh đó, bạn cũng hãy chú trọng đến chính sách bảo hành nếu gặp sản phẩm lỗi… để yên tâm hơn khi sử dụng, đảm bảo quyền lợi.

Aiwa Việt Nam tự hào cung cấp đến cho khách hàng những sản phẩm, máy móc, thiết bị cơ khí chất lượng, thương hiệu uy tín và xuất xứ được kiểm định rõ ràng.

Aiwa cũng có đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp, nhiệt tình và kỹ sư hỗ trợ cho khách hàng một cách tận tâm và chuyên nghiệp nhất.

Hy vọng những thông tin này của Aiwa Việt Nam sẽ hữu ích với bạn đọc. Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm hoặc đặt mua đá mài thì hãy liên hệ đến hotline của chúng tôi nhé!